Công tắc hành trình còn được gọi là Limit switch là thiết bị không thể thiếu trong nghành tự động hoá công nghiệp. Với khả năng kiểm soát và giám sát chuyển động của máy móc, công tắc hành trình đảm bảo quá trình sản xuất diễn ra một cách chính xác và an toàn.

Ứng dụng của Công tắc hành trình (Limit switch)

Dưới đây là một số ứng dụng phổ biến của công tắc hành trình:

Ứng dụng trọng hệ thống băng tải

Công tắc hành trình được sử dụng rộng rãi của các hệ thống băng tải để giám sát và điều khiển chuyển động, khi băng tải đặt đến vị trí cuối cùng hoặc có sự cố, công tắc hành trình sẽ tự động ngắt điện, giúp ngăn ngừa tai nạn và bảo vệ thiết bị.

Ứng dụng trong máy móc công nghiệp

Trong các loại náy móc công nghiệp như máy cắt, máy ép, máu dập, công tắc hành trình đóng vai trò rất quan trọng trong việc xác định vị trí của các bộ phận chuyển động. Điều này giúp đảm bảo quy trình sản xuất diễn ra chính xác và an toàn.

Ứng dụng trong hệ thống cửa tự động

Với các hệ thống cửa tự động công tắc hành trình giúp xác định chính xác vị trí đóng/mở của cửa. Khi đạt đến vị trí cuối cùng, công tắc hành trình sẽ ngắt điện để ngăn ngừa cửa tiếp tục di chuyển, đảm bảo an toàn cho người sử dụng.

Công tắc hành trình là gì 

Công tắc hành trình là dạng thiết bị cơ điện dùng để giới hạn hành trình của bộ phận chuyển đổi trong một cơ cấu hay hệ thống nào đó. Cấu tạo như 1 công tắc điện bình thường ngoại trừ việc được trang bị thêm 1 cần tác động cho bộ phận chuyển động khi có tác động sẽ làm thay đổi trạng thái của tiêpps điểm ở bên trong nó, khi không còn tác động vào nữa công tắc hành trình sẽ tự trở về vị trí ban đầu

Công tắc hành trình là một thiết bị điện cơ được sử dụng để kiểm soát hoạt động của máy móc và thiết bị tự động hoá. Công tắc hành trình hoạt động bằng cách pháy hiện vị trí của một bộ phận cơ học thông qua cơ cấu chuyền chuyển động, chẳng hạn như đòn bẩy con lăn hoặc cần gạt

Khi bộ phận cơ học di chuyển đến một vị trí nhất định, tác động lên công tắc hành trình, kích hoạt hoặc ngắt mạch điện, từ đó điều khiển hoạt động của máy móc.

Cấu tạo của công tắc hành trình

Bộ phận truyền động:

Là bộ phận đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với công tắc hành trình. Bộ phần này là thứ làm bên sự khác biệt giữa Limit switch và các loại công tắc thông thường. Chúng được gắn trên đầu của công tắc hành trình và thực hiẹn nhiệm vị tác động từ cá bộ phận chuyển động để tác động kích hoạt công tắc.

Thân công tắc:

Phần thân công tắc hành trình là cơ chế tiếp xúc điện, gồn các linh kiện nằm ở bên trong lớp vỏ nhựa, chức năng giảm thiểu hư hại do va đập để bảo vệ mạch điện bên trong công tắc

Chân kết nối:

Là nơi chứa các đầu viết của tiếp điểm để kết nối với hệ thống của dây điện. Đây được xem là bộ phận tín hiệu ngõ ra của công tắc vì có nhiệm vụ truyền tín hiệu tới các thiết bị khác khi có tác động bởi bộ phận truyền động nào đó.

Nguyên lý hoạt động.

Nguyên lý hoạt động

Dòng công tắc hành trình hoạt động dựa trên nguyên lý cơ bản phát hiện ra sự thay đổi vị trí hoặc chuyển động của bộ phận cơ học, từ đó kích hoạt hoặc ngắt mạch điện để điều khiển hoạt động của máy móc. Sau đây là nguyên lý hoạt động của công tắc hành trình:

Cơ cấu chuyển động:

Công tắc hành trình được mang trang bị một cơ cấu chuyển động như đòn bẩy, cần gạt, con lăn hoặc nút nhấn. Khi một bộ phận của máy móc di chuyển đến vị trí nhất định, nó sẽ tác động lên cơ cấu này.

Kích hoạt công tắc:

Khi cơ cấu chuyển động bị tác động, sẽ bị di chuyển tác động lên một tiếp điểm trong công tắc hành trình. Tiếp điểm loại thường mở ( NO –  Normally ) hoặc đóng ( NC – Normally Closed).

Đóng/ngắt mạch điện: 

Sự tác động liên tiếp sẽ làm chuyển đổi trạng thái của mạch điện. Nếu tiếp điểm là loại mở, nó sẽ đóng lại và cho dòng điện đi qua khi bị tác động. Ngược lại, nếu tiếp điểm là loại thường đóng, nó sẽ ngắt mạch khi bị tác động.

Phản hồi và kiểm soát:

Tín hiệu từ công tác hành trình sẽ được gửi về hệ thống điều khiển, từ đó thực hiện các lệnh tiếp theo như dừng máy, thay đổi hướng chuyển động hoặc kích hoạt một quy trình khác. Vì vậy đảm bảo được quá trình sản xuất diễn ra đúng theo kế hoạch và ngăn ngừa các sự cố có thể sảy ra

Các dòng công tắc hành trình.

Dạng nút nhấn

Công tắc hành trình dạng nút nhấn có 1 nút nhấn ở đầu thiết bị. Vỏ và đầu được chế tạo từ kim loại bền, có khả năng chịu được tác động mạnh. Công tắc hành trình dạng nút nhân phổ biến nhất có 3 chân, đây là các tiếp điểm của công tắc.
Dạng 2 chiều (dạng tế vi)

Công tắc hành trình 2 chiều còn được gọi là công tắc dạng tế vi, là dạng thiết bị có cả 2 điểm NO ( thường mở ), NC ( thường đóng ) trên cùng 1 công tắc. Do có hai tiếp điểm NO/NC, công tắc này có độ chính xác cao hơn và thường được sử dụng ở các lĩnh vực yêu cầu độ chính xác hành trình cao, thường 0.3 ~ 0.7mm.

Công tắc hành trình dạng đòn đẩy

Công tắ hành trình dạng đòn bẩy là loại công tắc phổ biến trong lĩnh vực dân dụng và công nghiệp. Dòng công tắc này có một tiếp điểm NO (thường mở) hoặc NC (thường đóng), với tiếp điểm mặc định là NC. Tay truyền động của công tắc được thiết kế từ thanh kết nối với trục đòn bẩy, cho phép trục truyền động quay tự do ngay cả khi thanh bị lệch. Khi lực tác động lên thanh bị loại bỏ, trục đòn bẩy sẽ trở về trạng thái bình thường nhờ lò xo hồi vị.

Công tắc hành trình đầu bánh xe kiểu gạt

Dạng công tắc hành trình dầu bánh xe kiểu gạt, hay còn gọi là limit switch với thân và bánh xe (roller lever), được thiết kế với vỏ nhựa đạt tiêu chuẩn chống nước IP67, chịu được nhiệt độ hoạt động tối đa 70 độ C. Thiết bị hoạt động với điện áp tối đa là 500VAC, với dòng định mức 1A, và có cặp tiếp điểm NO và NC kiểu tác động nhanh. Với cần tác động 2 chiều, sản phẩm tuân thủ tiêu chuẩn IEC 947-5-1 và tích hợp cầu chì bảo vệ ngắn mạch an toàn 10A.

No products were found matching your selection.