Biến áp CHINT là thiết bị sử dụng để đổi nguồn hạ áp cho hệ thống dây truyền sản xuất tại các nhà máy, công y doanh nghiệp nhập khẩu các loại máy móc từ Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc. Vì vậy, ngoài việc đảm bảo điện áp luôn ổn định thì chúng ta còn cần thêm thiết bị đổi nguồn để giúp các thiết bị có thể hoạt động đúng công suất và chức năng.
Biến áp CHINT được dùng trong truyền năng lượng, tín hiệu điện xoay chiều giữa các mạch điện thông qua cảm ứng điện từ. Loại thiết bị CHINT đa dạng về mức điện áp đầu vào và đầu ra:
Tần số hoạt động AC 50Hz/ 60H
Nhiệt độ làm việc: -5 đến +40 độ C
Đạt tiêu chuẩn chuẩn IEC/EN 6155, Q/ZT258.
Cấu tạo chung của thiết bị biến áp CHINT.
Biến áp được cấu thành 3 bộ phận chính: lõi thép, dây quấn và vỏ máy.
Lõi thép:
- Lõi thép còn được gọi là mạch từ của biến áp, được làm bằng các vật liệu cón khả năng dẫn từ tốt.
- Cấu tạo lõi théo được ghép từ nhiều lá thép kỹ thuật điện, tạo thành một vòng khép kín
- Cá lá thép đều đc sơn và cách điện với bề dày khoảng 0,3 – 0,5mm. Lõi thép sẽ gồm 2 phần là phần gông và phần trụ.
- Phần trụ sẽ là nơi đặt dây quấn còn gông là phần nối liền giữa các trụ tạo thành một mạch từ kín.
Dây quấn:
- Dây quấn biến áp là bộ phận thu nhận năng lượng vào và truyền tải năng lượng ra.
- Hiện tại các loại biến áp trên thị trường, dây quấn bên trong biến áp CHINT có tiết diện hình tròn hoặc hình chữ nhật, được làm từ dây dồng nguyên chất và bọc vỏ cách điện bên ngoài.
- Dây quấn sẽ bao gồm nhiều vòng dây lồng vào trụ thép, giữ dây quán với các lõi ép vào giữa các vòng dây quấn với nhay đèu có cách điện.
- Một máy biến ấp thông thường sẽ có 2 dây quấn hoặc nhiều hơn, số lượng vòng dây cũng khác nhau tuỳ heo nhiệm vụ của nó.
- Dây quấn chia thành 2 loại là: dây quấn sơ cấp và dây quấn thứ cấp.
Vỏ biến áp:
- Phần vỏ bên ngoài có nhiệm vụ bảo vệ các phần tử bên trong, có phần thùng và phần nắp thùng.
- Chất liệu của biến áp thường là gỗ, nhựa, gang, thép hoặc tôn mỏng.
- Nắp thùng là nơi để các bộ phận quan trọng: sứ ra dây quấn hạ áp và cao áp, bình dẫn dầu, ống bảo hiể, rơ – le, lỗ nhỏ đặt nhiệt kế, bộ truyền động cầu dao đổi nối.
CHINT Có những loại máy biến áp nào?
Biến áp CHINT có rất nhiều loại để phù hợp với nhu cầu sử dụng với tùng mục đích sử dụng riêng. Vì vậy, máy biến áp CHINT sẽ có các loại sau đây:
Máy biến áp khô CHINT
Dòng biến áp khô là loại máy biến áp giúp thay đổi điện áp dòng điện, hoạt động trong môi trường khắc nghiệt, có nhiệt độ và độ ẩm cao. Khác với các loại máy biến áp thông thường, biến áp khô không dùng cách điện cho mạch điện từ và cuộn dây. Phần lõi từ và các cuộng sẽ chịu áp lực bằng không khí.
Dòng biến áp khô là thiết bị điện tĩnh dùng cho hệ thống cách nhiệt thân thiện với môi trường, không có bộ phận chuyển động và làm mát qua hệ thống gió tự nhiên
Vì vậy, thiết bị này có thể vận hành tốt ở những nơi có yêu cầu cao về an toàn cháy nổ như bệnh viện, trung tâm thương mại, khu công nghiệp, hoá chất,…
Máy biến áp dầu CHINT
Cấu tạo chung của biến áp dầu CHINT có 3 bộ phận cơ bản: lõi thép, vpr máy và dây cuốn
Các cuộn dây quấn sẽ được ngâm trong dầu để hạ nhiệt cho những bộ phận bên trong.
Biến áp dầu có 2 loại chính là biến áp 1 pha và biến áp 3 pha. Sản phẩm biến áp CHINT lõi dầu có công suất rất lớn, giúp người dùng tiết kiệm tiết kiệm năng lượng, giảm chi phí điện năng.
Máy biến áp cách ly CHINT
Biến áp cách ly là thiết bị biến áp có cuộn dây thứ cấp và sơ cấp ghép với nhau bằng từ, có sự độc lập cách biệt về điện do các cuộn dây rời nhau.
Bên cạnh đó máy biến áp còn đượ dùng cho hạ trạm biến áp, tủ điện cao thế, các bộ nguồn AC, DC có mức điện áp thấp hơn 220 V.
Máy biến áp điều khiển CHINT
Biến áp điều khiển CHINT là thiết bị dùng để cấp các nguồn cho thiết bị điện chuyên dụng, có khả năng ổn định và điều khiển điện áp dòng điện.
Dòng biến áp điều khiển sẽ cung cấp các thông số cơ bản để tối ưu hoá quá trình vận hành của các loại thiết bị, máy móc.
Và loại biến áp này còn giúp bảo vệ, kéo dài tuổi thọ thiết bị điện và tiết kiệm chi phí điện năng.
Nguyên lý vận hành của thiết bị biến áp
Biến áp CHINT được hoạt động thiết bị tuân theo 2 hiện tượng sau:
Dòng điện đi qua dây dẫn tạo ra một từ trường.
Hiện tượng cảm ứng điện từ giải thích sự biến thiên từ thông trong cuộn dây sẽ tạo ra một hiệu điện thế cảm ứng.
Cụ thể. 2 cuộn dây N1 và N2 sẽ được quấn trên một lõi thép khép kín, đặt vào cuộn dây N1 một điện áp xoay chiều U1 tạo ra một dòng điện I1 chạy trong dây dẫn.
Lúc này bên trong dây dẫn sẽ xuất hiện từ thông móc vòng cho cả cuộn dây N1 và N2, cuộn dây N2 nối với tải xuất hiện dòng điện I2 và điện áp U2.
Như vậy năng lượng của dòng điện xoay chiều sẽ được truyền từ dây quấn 1 qua cho dây quấn 2.